Skip to Content

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TƯ NGHĨA

Tư Nghĩa hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn huyện

28/04/2022 07:54    206

Hiệu quả từ việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện công văn số 363, ngày 23/2/20222 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh, UBND huyện ban hành kế hoạch số 910, ngày 22/4/2022 về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa năm 2022.

Đối tượng là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó, ưu tiên người khuyết tật và các đối trượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc, ngư dân; các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan. Người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng có nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định tại Thông tư số 44, ngày 28/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chính sách đào tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù.

Điều kiện hỗ trợ học nghề: người trong độ tuổi lao động, nữ từ đủ 15 -55 tuổi; nam từ đủ 15-60 tuổi; có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn, trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi; những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học. Đối với lao động nông thôn, người lao động phải có hộ khẩu thường trú tại xã, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Đối với người khuyết tật có giấy xác nhận khuyết tật hoặc thẻ xác nhận là người khuyết tật hoặc sổ lĩnh trợ cấp hàng tháng. Đối với lao động bị mất việc làm, trường hợp làm việc theo hợp đồng có một trong các giấy tờ sau: quyết định thôi việc, buộc thôi việc; quyết định sa thải…trường hợp làm việc không theo hợp đồng có giấy xác nhận của người sử dụng lao động. Trường hợp tự tạo việc làm có giấy đăng ký kinh doanh còn hiệu lực hoặc xác nhận của UBND xã, thị trấn. Đối với người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh có quyết định thu đất còn trong thời hạn được hỗ trợ quy định tại điều 4 Quyết định số 63, ngày 10/12/2015 của TTCP về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách này.

Chính sách đối với người học, mức hỗ trợ chi phí đào tạo thực hiện theo Quyết định số 490, ngày 29.3.20218 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1465, ngày 08/10/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt bổ sung danh mục nghề, định mức chi phí đào tạo. Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình  bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm. Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học, mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khoá học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của TTCP thì mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khoá học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú 5 km.

Theo đó, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện rà soát nhu cầu được đào tào nghề của lao động địa phương mình báo cáo cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tổng hợp đăng ký nhu cầu đào tạo nghề với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; tổ chức giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề của các lớp được mở tại đại phương mình, định kỳ báo cáo 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trong năm 2022 cho UBND huyện qua phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồng Vân

ipv6 ready